Lăng Tẩm Các Chúa và Vua Nguyễn

Lăng Tẩm các Chúa và Vua Nhà Nguyễn

 Lăng Tẩm Các Chúa Nguyễn - Nẻo về Nguồn cội
Tìm về dấu xưa Tiền Nhân



 Chúa Nguyễn (chữ Hán: 阮王 / Nguyễn vương) là cách gọi chung trong sử sách và dân gian về một vương triều đã cai trị dải đất đất từ Thuận Hóa (phía nam đèo Ngang hiện nay) vào miền nam của Việt Nam, bắt đầu từ đầu giai đoạn Lê Trung Hưng của nhà Hậu Lê, hay giữa thế kỷ 16, cho đến khi bị nhà Tây Sơn tiêu diệt năm 1777. Các chúa Nguyễn là tiền thân của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê và lập ra nhà Mạc. Nguyễn Kim (1468-1545), vốn là một tướng giỏi của nhà Hậu Lê, nhờ có công giúp vua Lê chống lại nhà Mạc nên được phong chức Thái Sư Hưng Quốc Công, sau này khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước đã truy tôn ông là Triệu tổ Tĩnh hoàng đế. Nguyễn Kim có ba người con. Con gái đầu tên Ngọc Bảo, lấy Trịnh Kiểm, người sau này trở thành vị chúa mở đầu cho sự nghiệp của các chúa TrịnhĐàng Ngoài; hai người con trai kế của Nguyễn Kim cũng là tướng giỏi và được phong chức Quận công. Sau khi người con trai lớn là Nguyễn Uông, bị anh rể là Trịnh Kiểm giết, người con trai còn lại là Nguyễn Hoàng đã xin vua Lê cho vào cai trị vùng đất Thuận Hóa để rời xa tầm ảnh hưởng của anh rể, nhằm mưu đồ tạo dựng cơ nghiệp riêng cho họ Nguyễn. Tổng cộng có chín chúa Nguyễn cai quản xứ Đàng Trong trong hơn 2 thế kỷ.

Danh sách mười chúa Nguyễn

  1. Nguyễn Hoàng tức Chúa Tiên (1525-1613), con út của Nguyễn Kim, xưng Chúa năm 1558, có 10 con trai và 2 con gái. Một người con gái lấy chúa Trịnh Tráng. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái tổ Gia Dụ hoàng đế.
  2. Nguyễn Phúc Nguyên tức Chúa Sãi hay Chúa Bụt (1563-1635), con trai thứ sáu của Chúa Tiên, kế nghiệp năm 1613 vì các anh đều chết sớm và một anh bị Chúa Trịnh giữ tại Đàng Ngoài, có 11 con trai và 4 con gái. Chúa Sãi là người đầu tiên trong dòng họ mang họ Nguyễn Phúc. Tương truyền lúc mẹ ngài có thai chiêm bao thấy có vị thần đưa cho một tờ giấy trên có đề chữ "Phúc". Lúc kể lại chuyện, mọi người chúc mừng bà và đề nghị đứa bé ra đời được đặt tên là "Phúc". Nhưng bà nói rằng, nếu chỉ đặt tên Phúc cho đứa bé thì chỉ một mình nó hưởng, để cho nhiều người trong dòng họ được hưởng phúc, bà đề nghị lấy chữ này làm chữ lót. Và khi thế tử ra đời bà đặt tên là Nguyễn Phúc Nguyên. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hi Tông Hiếu Văn hoàng đế.
  3. Nguyễn Phúc Lan tức Chúa Thượng (1601-1648), con trai thứ hai của Chúa Sãi, kế nghiệp năm 1635 vì anh trưởng chết sớm, có 3 con trai và 1 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thần Tông Hiếu Chiêu hoàng đế.
  4. Nguyễn Phúc Tần tức Chúa Hiền (1620-1687), con trai thứ hai của Chúa Thượng, kế nghiệp năm 1648 vì cả anh lẫn em đều chết sớm, có 6 con trai và 3 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thái Tông Hiếu Triết hoàng đế.
  5. Nguyễn Phúc Thái tức Chúa Nghĩa (1650-1691), con trai thứ hai của Chúa Hiền, kế nghiệp năm 1687 vì anh trưởng chết sớm, có 5 con trai và 5 con gái. (Theo Nguyễn Phúc tộc thế phả thì Chúa Nghĩa là Nguyễn Phúc Thái; còn Nguyễn Phúc Trăn không có, mà chỉ có Nguyễn Phúc Trân, em kế của Chúa tức Cương quận công.) Chúa Nghĩa là người dời đô đến Huế. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Anh Tông Hiếu Nghĩa hoàng đế.
  6. Nguyễn Phúc Chu [4] tức Chúa Minh (còn gọi là Quốc Chúa) (1675-1725), con trai trưởng của Chúa Nghĩa, kế nghiệp năm 1691, có 38 con trai và 4 con gái. Chúa Minh là người đầu tiên sai sứ sang nhà Thanh để xin phong vương nhưng không được nhận vì nhà Thanh vẫn xem vua Lê của Đàng Ngoài là vua của toàn xứ Việt lúc đó. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Hiển Tông Hiếu Minh hoàng đế.
  7. Nguyễn Phúc Chú [5] tức Chúa Ninh (1697-1738), con trai trưởng của Chúa Minh, kế nghiệp năm 1725, có 3 con trai và 6 con gái. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Túc Tông Hiếu Ninh hoàng đế.
  8. Nguyễn Phúc Khoát tức Vũ Vương (còn gọi là Chúa Vũ) (1714-1765), con trai trưởng của Chúa Ninh, kế nghiệp năm 1738, có 18 con trai và 12 con gái. Vì năm 1744 vào dịp tết Nguyên Đán có một cậy sung nở hoa và một lời sấm'Bát thế hoàn trung đô' Đến lúc này Chúa Trịnh đã xưng vương nên Nguyễn Phúc Khoát cũng gọi mình là Vũ Vương vào năm 1744 và xem Đàng Trong như một nước độc lập. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Thế tông Hiếu Vũ hoàng đế.
  9. Nguyễn Phúc Thuần tức Định Vương (còn gọi là Chúa Định) (1754-1777), con trai thứ 16 của Vũ Vương, kế nghiệp năm 1765, không có con. Khi còn sống, Vũ Vương đã có ý định cho con trai thứ chín là Nguyễn Phúc Hiệu nối ngôi. Sau khi Nguyễn Phúc Hiệu chết, và con ông hãy còn quá nhỏ, Vũ Vương định cho con trai thứ hai của mình là Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn, là cha của vua Gia Long sau này) nối ngôi. Khi Vũ Vương chết, một vị quan lớn trong triều là Trương Phúc Loan giết Nguyễn Phúc Luân và lập Nguyễn Phúc Thuần để dễ kiềm chế lúc đó mới 12 tuổi, lên ngôi. Năm 1777 ông bị nhà Tây Sơn giết khi ở tuổi 26, chưa có con nối dõi. Nhà Nguyễn sau này truy tôn ông là Duệ Tông Hiếu Định hoàng đế.
  10. Nguyễn Phúc Dương được lên ngôi chúa sau khi Lý Tài ép Nguyễn Phúc Thuần nhường ngôi cho con của anh mình. Lúc ấy chúa Nguyễn chia làm 2 phe: Một bên là Nguyễn Phúc Thuần, Nguyễn Phúc Ánh (Gia Long) và một bên là Nguyễn Phúc Dương, Lý Tài. Năm 1777 cả phe đều bị nhà Tây Sơn tiêu diệt, riêng Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát thân.
Lăng Tẩm Triều Nguyễn - Nẻo về Nguồn cội
Buổi bình minh của Triều đại

  
Nhà Nguyễn (Chữ Hán: 阮朝; Hán Việt: Nguyễn triều)

Nhà Nguyễn (Chữ Hán: 阮朝; Hán Việt: Nguyễn triều) là triều đại cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt (Gia Long khi triều cống tự xưng "Nam Việt Quốc trưởng"), năm 1804 đến năm 1839 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, Đại Việt Nam, năm 1839, vua Minh Mạng Nguyễn Phúc Kiểu đổi quốc hiệu là Đại Nam. Nhà Nguyễn được thành lập sau khi vua Gia Long lên ngôi năm 1802 và chấm dứt hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945, tổng cộng là 143 năm. Triều Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm của lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của người Pháp giữa thế kỷ 19.
Triều nhà Nguyễn được chia ra hai giai đoạn riêng biệt: Giai đoạn độc lập và Giai đoạn Pháp thuộc (bị đế quốc Pháp xâm lược và bảo hộ).
Giai đoạn độc lập (1802-1858) là giai đoạn mà các vua nhà Nguyễn đang nắm toàn quyền quản lý đất nước, kéo dài 56 năm và trải qua 4 đời vua, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.[3] Gia Long và con trai Minh Mạng (1820-1841) đã cố gắng xây dựng Việt Nam trên nền tảng Nho giáo. Từ thập niên 1860, một nhóm trí thức Việt Nam (đại diện tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ) đã đặt ra yêu cầu học hỏi phương Tây để phát triển công nghiệp - thương mại, cải cách quân sự - ngoại giao, nhưng họ chỉ là thiểu số. Do đa số quan chức triều Nguyễn và giới sĩ phu không ý thức được sự cần thiết của việc cải cách kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao... và mở cửa đất nước nên Tự Đức (1847-1883) không quyết tâm thực hiện những đề xuất này.
Giai đoạn bị Pháp xâm lăng và đô hộ (1858-1945) là giai đoạn kể từ việc quân Pháp đánh Đà Nẵng và kết thúc sau khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Tháng 8 năm 1858, Hải quân Pháp đổ bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Gia Định. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam Kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Việt Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Giai đoạn này kết thúc khi Bảo Đại tuyên bố thoái vị năm 1945.

Các vua nhà Nguyễn

Trong 143 năm tồn tại kể từ khi thành lập năm 1802 đến khi sụp đổ 1945, nhà Nguyễn có 13 vị vua cai trị thuộc 7 thế hệ. Tính theo Đế hệ thi của Minh Mạng thì dòng họ nhà Nguyễn chỉ truyền đến chữ thứ 5 (Vĩnh) hết dòng thơ thứ nhất, tương đương với thế hệ thứ 5 kể từ các con Minh Mạng.
Miếu hiệu Thụy hiệu Tên Năm Niên hiệu Lăng
Thế Tổ Cao Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ánh 1802-1820 嘉隆
Gia Long
Thiên Thọ Lăng
Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế Nguyễn Phúc Đảm 1820-1841 明命
Minh Mạng
Hiếu Lăng
Hiến Tổ Chương Hoàng Đế Nguyễn Phúc Miên Tông 1841-1847 紹治
Thiệu Trị
Xương Lăng
Dực Tông Anh Hoàng Đế Nguyễn Phúc Hồng Nhậm 1847-1883 嗣德
Tự Đức
Khiêm Lăng
Cung Tông Huệ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ưng Ái 1883 育德
Dục Đức
An Lăng


Nguyễn Phúc Hồng Dật 1883 協和
Hiệp Hòa

Giản Tông Nghị Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ưng Đăng 1883-1884 建福
Kiến Phúc
Bối Lăng


Nguyễn Phúc Ưng Lịch 1884-1885 咸宜
Hàm Nghi

Cảnh Tông Thuần Hoàng Đế Nguyễn Phúc Ưng Kỷ 1885-1889 同慶
Đồng Khánh
Tư Lăng


Nguyễn Phúc Bửu Lân 1889-1907 成泰
Thành Thái
An Lăng


Nguyễn Phúc Vĩnh San 1907-1916 維新
Duy Tân
An Lăng
Hoằng Tông Tuyên Hoàng Đế Nguyễn Phúc Bửu Đảo 1916-1925 啟定
Khải Định
Ứng Lăng


Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy 1926-1945 保大
Bảo Đại


Lăng Tẩm Triều Nguyễn - Nẻo về Nguồn cộiNhững thi sĩ Hoàng Đế

 

Lăng Tẩm Triều Nguyễn - Nẻo về Nguồn cội
Những biến động của thời cuộc

Chuyên gia phong thủy

Xem thêm »

Phong thủy gia đình

Xem thêm »

Vận Mệnh

Xem thêm »

Học Phong Thủy

Xem thêm »
 
TOP