[Bát tự luận mệnh] Nhâm là “Thủy”, nếu có phúc thường nhiều tiền và có nhiều tài sản. Là biển lớn nên trong kinh tế, thương trường rất nhanh nhạy và xung mãn, trí tuệ hơn người. Nhanh nhạy, khéo léo trong giao tiếp, giỏi kiếm tiền. Tham vọng lớn nhưng vì trên mình con “Át Bích” nên nếu kém phúc nên cần phải chú ý tới: ngày, tháng, năm xem có hợp với tuổi của mình không thì hãy quyết định hành động. Hãy chú ý kiểm tra bệnh tật thường xuyên.
Tính chất của người Thiên can "Nhâm".
Người có thiên can “NHÂM” cần phải học hành đến nơi, đến chốn, tu thân, dưỡng đức sẽ được hưởng lộc “Thiên” : giàu sang, phú quý, có lúc sướng như vua. Nhưng nếu thiên về “Khảm” (thủy) sẽ bị “biến cách” nếu như rơi vào môi trường hoàn cảnh không tốt hoặc kém phúc thì tham vọng lớn sẽ chuyển sang tiêu cực, đạo đức kém, rất dễ bị bệnh do tệ nạn xã hội gây ra. Nghiện ngập rượu chè, cờ bạc, trộm cắp và mất tiền vì “đàn bà”.
Bởi thiên can “NHÂM” có 2 quái “Càn” và “Khảm” nên chỉ thành công cho những
người có phúc đức tổ tiên, không có phúc thì còn tệ hại hơn người mang quái
“Khôn”; chỉ được một thời ngắn thịnh vượng sau đó sẽ “chữ tài đi với chữ tai
một vần”. Nếu quá mong cầu sẽ dẫn đến suy kiệt tinh thần, khánh kiệt và tật ách
nặng.
Vì “Nhâm biến vi vương” nên người có thiên can “NHÂM” phải lấy phúc đức làm
trọng, cần luôn luôn ôn hòa, vị tha và biết chia sẻ thì sẽ tốt. Nếu chịu khó
học hỏi, khiêm nhường sẽ được “Quí nhân phù trợ”, nhiều trợ giúp của người
“Quân tử”.
Bệnh của người có thiên can “NHÂM” thường về: gan, thận, đầu và cổ.
Nhâm thủy sông lớn, mang đức cương
trung.
Nhâm
thủy là thủy dương, đã được đề cập tới khi giới thiệu về Mậu thổ. Nhâm là thủy
của sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang, cuồn cuộn không ngừng, thường xuyên tràn
bờ, lũ lụt. Khi người Nhâm thủy làm việc, chắc chắn giống như nước lũ cuồn cuộn,
có sức mạnh đặc biệt, thể hiện phong thái của đại tướng, có thể tập hợp sức mạnh
đến từ bốn phương tám hướng, tiến hành những thay đổi mang tính xây dựng, vì vậy
dễ thành công, bước lên vị trí lãnh đạo.
Đặc
tính của Thủy là linh động, mau lẹ, giỏi ứng biến, thường xuyên tươi cười đối
diện với mọi người, rất ít khi gây thù chuốc oán. Nhưng Nhâm thủy là nước lũ, mặc
dù tưới mát đồng ruộng, nhưng khi nước lũ cuồn cuộn kéo đến cũng khó tránh khỏi
gặp nhiều tai họa. Thiên can tính dương đều có một tính chất chung, đó là thiếu
tỉ mỉ chu đáo, thường qua loa đại khái, phạm sai lầm mà không biết sai. Về tổng thể,
Thủy của sông lớn là có công lao, nhưng đôi khi lại quá nhiều, quá lớn nên gây
hại cho người. Hơn nữa, Thủy nhiều thì dễ thay đổi, người Nhâm thủy dễ kích động,
thường xuyên thay đổi thái độ, khiến những người bên cạnh khó mà thích ứng được.
Bát tự Engenie Bouchard:
25/02/1994
Giờ
|
Ngày
|
Tháng
|
Năm
|
|
Nhâm
Ngọ
|
Bính Dần
|
Giáp Tuất
|
|
Đinh Kỷ
|
Giáp Bính
Mậu
|
Mậu Tân Đinh
|
Cổ
nhân nói: “Nhâm thủy thông hà, năng tiết Kim khí, cương trung chi đức, châu lưu
bất trệ” (tức Nhâm thủy là sông lớn, có thể tiết khí của kim, mang đức cương
trung, chảy suốt không ngừng). Nhâm thủy cần phải to lớn, chảy liên tục không
ngừng nghỉ, như vậy mới có thể thể hiện giá trị bản thân. Trong ngũ hành, do
Kim sinh Thủy, nếu như Thủy mạnh, có thể tiết chế uy lực của Kim, vì vậy cổ nhân
cho rằng, người Nhâm thủy cơ thể khỏe mạnh mới là mệnh tốt.
Nếu
như người Nhâm thủy thân cường, nhưng bên cạnh lại xuất hiện Mậu thổ để chống lũ,
lại thêm một chút Hỏa để sưởi ấm cho Thủy lạnh này, thì có thể thống lĩnh trăm
sông, tung hoành tứ hải, thỏa sức vẫy vùng. Nếu như người Nhâm thủy thân nhược,
dựa vào Kim Thủy để bổ cứu, người này một đời sẽ bôn ba vất vả, bỏ ra nhiều nhưng
nhận lại được ít, thường có tài nhưng không gặp thời, nên không hài lòng.
Vận
con cháu của người Nhâm thủy cũng thường kém, đặc biệt ứng nghiệm với phụ nữ.
Thủy sinh Mộc là con cái, Mộc khắc Thổ, Thổ là phu tinh của phụ nữ Nhâm thủy.
Con cái khắc chồng, người khó xử nhất đương nhiên là người mẹ; đồng thời cũng
cho thấy sự xuất hiện của con cái sẽ ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng. Thủy khắc
Hỏa là tài, Thủy cần có Hỏa sưởi ấm, cho thấy con cái sẽ làm hao tổn tiền bạc của
mẹ.
Nhâm
thủy là Thủy lạnh lẽo, nếu hợp hóa thành công với Đinh hỏa, gọi là “hữu tình
chi hợp” (tức cái hợp hữu tình), sẽ trở thành Mộc trong ngũ hành, có thể sinh sôi
vạn vật. Nếu hợp với Đinh nhưng không hóa, thì chỉ có thể sinh, chứ không thể
sinh tuần hoàn không ngừng nghỉ.
Cổ nhân nói: “Thông căn ngộ Quý, xung thiên bôn địa” (tức Nhâm thủy gặp được
Quý thủy, có thể sinh ra tác dụng đáng kinh ngạc). Người Nhâm thủy và người Quý
thủy hợp tác với nhau sẽ vô cùng thuận lợi. Điều này hợp với lý luận “âm dương
nhị Thủy” trong Đông y: dùng nước nóng và nước lạnh pha thành một cốc nước âm dương,
có thể tăng cường hiệu quả trị bệnh. Âm dương nhị thủy tức là hai Thủy Nhâm Quý,
Nhâm và Quý gặp nhau sẽ xuất hiện hiệu ứng “hóa tắc hữu tình, tòng tắc tương tế”
( tức hóa sẽ hữu tình, tòng sẽ trợ giúp) kỳ diệu.