Kinh dịch: Vén bức màn bí mật Dịch học 4

0 nhận xét

Hậu thiên bát quái - Thái cực đồ[Nhà Phong thuỷ] Chúng ta biết rằng, thuyết tuần hoàn là tư tưởng mang đậm sắc thái phương Đông, trong thể hệ khoa học thực chứng phương Tây không hề có khái niệm này. Tư tưởng luân hồi của Phật gia cũng có quan hệ với tuần hoàn, nhân quả báo ứng cũng như vậy.

Khám phá về Tuần Hoàn

Điều gì gọi là tuần hoàn? Kỳ thực, tuần hoàn không phải là chuyển động hình tròn hết vòng này đến vòng khác. Tuần hoàn xác thực là xoay tròn, nhưng xoay như thế nào?
Trên thực tế, tuần hoàn theo vòng tròn mà đại đa số chúng ta biết đều thuộc về tuần hoàn theo ý nghĩa của “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Đây cũng gọi là ‘viên chu tuần hoàn’, theo thứ tự  Càn (☰), Khảm (☵)  Cấn (☶), Chấn (☳), Tốn (☴), Ly (☲), Khôn (☷), Đoài (☱). Nó là một vòng đi theo đường biên ngoài của hình tròn, hoặc thuận chiều kim đồng hồ, hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Đây gọi là ‘viên chu tuần hoàn’, là tuần hoàn mang ý nghĩa hậu thiên. Người bình thường chỉ biết được tuần hoàn mang ý nghĩa như vậy.

Còn có một chủng phương thức tuần hoàn nữa, gọi là ‘Thái Cực tuần hoàn’. Đây chính là tuần hoàn mà tôi đã nói qua trong “Tiên thiên Bát quái phương vị”, đó là 1 Càn (☰), 2 Đoài (☱), 3 Ly (☲), 4 Chấn (☳), 5 Tốn (☴), 6 Khảm (☵), 7 Cấn (☶), 8 Khôn (☷).

Nhìn góc độ khác mà giảng, ‘viên chu tuần hoàn’ là một loại tuần hoàn xuyên thẳng vuông góc với mặt giao giới Âm-Dương. Chúng ta có thể lấy quả địa cầu làm ví dụ. Thái Cực của “Hậu thiên Bát quái phương vị” là trên Âm dưới Dương, cũng tương đương với Nam bán cầu và Bắc bán cầu trên quả địa cầu. Bắc bán cầu đại biểu Âm, Nam bán cầu đại biểu Dương. Tuyến giao giới Nam-Bắc Âm-Dương cũng tương đương với đường xích đạo. Như vậy cái gì trên quả địa cầu Nam-Bắc “Hậu thiên Bát quái” này là viên chu tuần hoàn? Chính là bất cứ đường kinh tuyến hình tròn nào chạy xuyên qua đường xích đạo. Đương nhiên trên “Hậu thiên Thái Cực” chỉ có một viên chu tuần hoàn, chứ không như trên quả địa cầu có vô số đường kinh tuyến hình tròn.

Vậy thì ‘Thái Cực tuần hoàn’ là gì? Thái Cực tuần hoàn chính là tuần hoàn men theo tuyến giao giới Âm-Dương. Nếu có thể quan sát “Tiên thiên Thái Cực” một cách lập thể chứ không phải trên mặt phẳng, thì các bạn sẽ hiểu được cảm giác tuyến giao giới Âm-Dương mà tôi vừa nói. Loại quan sát này hơi khó. Chúng ta có thể lại lấy quả địa cầu làm ví dụ. Như chúng ta đã biết, “Tiên thiên Thái Cực” là phân bố theo trái Dương phải Âm, như vậy ví dụ hình tượng là chúng ta có thể lấy Đông bán cầu là Dương, Tây bán cầu là Âm. Vậy đâu là Thái Cực tuần hoàn? Chính là đường kinh tuyến hình tròn phân chia Đông-Tây bán cầu, trên quả địa cầu là hình tròn hợp thành bởi đường kinh tuyến Greenwich, Anh quốc và đường đổi ngày quốc tế. Đây là chúng ta chỉ lấy làm ví dụ mà thôi.

Tôi lý giải như thế này: ‘viên chu tuần hoàn’ đối ứng với ‘tý ngọ chu thiên’ mà Đạo gia giảng, còn gọi là càn khôn vận chuyển, hoặc hà xa vận chuyển; còn ‘Thái Cực tuần hoàn’ đối ứng với điều gọi là ‘mão dậu chu thiên’. Loại chu thiên này là không được tùy ý giảng cho người ngoài nghe. Về hàm nghĩa chuẩn xác của Tý Ngọ chu thiên và Mão Dậu chu thiên, chỉ những người tu luyện mới hiểu rõ vấn đề này.

Phù hiệu Chữ Vạn và Thái Cực hiện diện trên Hà Đồ Lạc Thư.

Như mọi người đều biết, trong lịch sử Trung Quốc có một số đồ hình gắn liền với dân tộc Trung Hoa, ví dụ Hà Đồ, Lạc Thư, Bát quái, Thái Cực, phù hiệu chữ Vạn (), tựa như xuất hiện ngay khi kỷ nguyên lịch sử mới bắt đầu. Trước tiên chúng ta nói về ghi chép liên quan trong văn hiến cổ đại:

Tương truyền vào thời Phục Hy trong Tam Hoàng thời thượng cổ, trên sông Hoàng Hà xuất hiện một con Long Mã (đầu rồng mình ngựa), trên lưng có những điểm đen trắng cấu thành một bức đồ; Phục Hy theo đó mà diễn ra Bát quái, bức đồ này gọi là “Hà Đồ”. Rất nhiều người đều thử một quá trình suy luận như vậy, nhưng đều thất bại, từ đó cho rằng đây chỉ là truyền thuyết. Thực ra điều này là có thật, sau đây tôi sẽ nói về quá trình đưa ra như thế nào. Xin xem hình dưới:
Hình 1: Hà Đồ

Hình 1: Hà Đồ.


Tương truyền khi Đại Vũ trong Ngũ Đế trị thủy, trên sông Lạc xuất hiện một con rùa lớn, trên lưng rùa mang hoa văn cấu thành một bức đồ, bức đồ gọi là “Lạc Thư”. Xin xem hình dưới:
Hình 2: Lạc Thư

Hình 2: Lạc Thư

Có người nói Hà Đồ, Lạc Thư đã được thừa nhận và ghi lại rõ ràng trong văn hiến thời cổ đại, nhưng phù hiệu chữ Vạn () là sau này Phật giáo truyền nhập vào mới có. Thực ra điều này không sai; tuy nhiên phù hiệu chữ Vạn () này đã liên tục được lưu truyền lại, chỉ là vô cùng ẩn giấu. Bí mật này kỳ thực ẩn trong Hà ĐồLạc Thư.

Lĩnh vực số học của chúng ta đối với nghiên cứu Lạc Thư là có rất nhiều, bởi vì Lạc Thư rất minh hiển, bất luận là ngang, dọc, trái, phải, chéo thì cộng tổng 3 số đều được 15. Đây chính là ma phương trong số học. Tuy rằng số học hiện đại dường như chưa động chạm đến Hà Đồ, nhưng khoa học cổ đại là có nghiên cứu; kỳ thực từ Hà Đồ này chúng ta có thể nhìn ra một quy luật. Lấy 10 và 5 làm trục. 1-6, 2-7, 3-8, 4-9, bốn cặp số này đều có liên hệ mật thiết với nhau (số sinh - số thành). Hậu thiên bát quái (tượng số): 6.Càn (☰), 1.Khảm (☵); 8.Cấn (☶), 3.Chấn (☳); 4.Tốn (☴), 9.Ly (☲); 2.Khôn (☷), 7.Đoài (☱). Tiên thiên bát quái (tượng số):Càn (☰), 2 Đoài (☱), 3 Ly (☲), 4 Chấn (☳), 5 Tốn (☴), 6 Khảm (☵), 7 Cấn (☶), 8 Khôn (☷).

Trong rất nhiều sách cổ thời cổ đại đều có luận thuật, hơn nữa nhiều ngành học đã vận dụng thành công quy luật này. Ở đây tôi không muốn dẫn giải những thứ này, mà chỉ xin đưa ra mấy câu trong tri thức văn hóa cổ đại Trung Quốc: “Thiên nhất sinh thủy, Địa lục thành chi…” Ai không tin có thể tra thử xem. Tôi có thể đưa ra mấy ví dụ nữa, bàn tính (Cửu cung) của Trung Quốc cũng sinh ra như vậy.

Chúng ta xem hình quan hệ Lạc thư ma phương (Cửu cung)sau đây:

hình 3: Cửu cung Ma phương
Hình 3: Quan hệ giữa Lạc Thư và ma phương

Chúng ta đem quy luật loại này đưa vào Lạc Thư thì có thể được tình huống sau. Lấy 5 làm trung tâm, nối 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 lần lượt có 4 cặp số nối liền. Được hình bên dưới:

Chữ Vạn trên Cửu cung Ma phương
Hình 4: Quan hệ giữa Lạc Thư và ma phương. 
Cộng ngang, dọc, trái, phải, chéo thì đều được 15. 
Nối 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 với 5 được phù hiệu chữ Vạn ()

Thật kinh ngạc! Cả người Đông và Tây phương đều thấy vậy! Tiêu chí của Phật gia — phù hiệu chữ Vạn (). Chúng ta biết rằng phù hiệu chữ Vạn () này đều từng xuất hiện tại Ấn Độ và Tây Âu. Giới học thuật thường cho rằng Trung Quốc cũng đã sớm có, nhưng không có gì để chứng minh. Chẳng ngờ nó ẩn thân tại nơi đây. Hai đồ hình này đã được lưu truyền rất lâu trong lịch sử Trung Quốc. Khi giao thông trong quá khứ còn chưa thông suốt, cả Đông và Tây phương đều có phù hiệu này, liệu có thể là trùng hợp không?

Chúng ta biết rằng, có hai phù hiệu căn bản và trọng yếu nhất được lưu truyền từ thời cổ đại. Một là Thái Cực đồ của Trung Quốc, và một là phù hiệu chữ Vạn (). Số lẻ cấu thành Lạc Thư (9 con số), ở trên đã phân tích qua, ở đó ẩn tàng phù hiệu chữ (); còn số chẵn cấu thành Hà Đồ (10 con số), ở đó ẩn tàng Thái Cực. Thực ra Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn () có nguồn gốc sâu xa hơn Hà Đồ, Lạc Thư nhiều, chỉ là hai phù hiệu tạo nên hai đồ hình. Từ đó chúng ta có thể tìm lại quá khứ. Như vậy chúng ta đã biết phù hiệu chữ Vạn () diễn xuất số lẻ, Thái Cực diễn xuất số chẵn. Các con số trong Lạc Thư chia thành hai nhóm, lần lượt là 1, 3, 5, 7, 9 (5 số lẻ) và 2, 4, 6, 8 (4 số chẵn). Chúng ta dùng phù hiệu chữ Vạn () để thay thế số lẻ trong Lạc Thư, lại dùng Thái Cực để thay thế số chẵn, thì sẽ được một đồ hình, với bốn vị trí chính và trung tâm là phù hiệu chữ Vạn (), còn tứ giác là bốn Thái Cực.

Cửu cung Ma phương - Thái cực - Chữ Vạn
Hình 5: Phù hiệu chữ Vạn và Thái cực ngay trên lạc thư

Người ta vẫn biết rằng phù hiệu chữ vạn xuất hiện một cách rộng rãi từ 2.500 trước đây, từ thời Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp. Thế nhưng trước đó hàng ngàn năm Phù hiệu chữ vạn đã bí ẩn năm ngay trên lạc thư. Đây là bí ẩn mà trước đây chưa có ai khám phá hay đề cập đến

Có thể có người sẽ thắc mắc rằng nguồn gốc của kinh dịch là từ đạo gia nên dĩ nhiên là có Thái cực, vậy tại sao có cả chữ Vạn của Phật gia trong đây. Bởi lẽ Kinh dịch chứa đựng ảnh tượng vũ trụ, có công năng dự đoán, là thể hiện của thiên ý. Vậy trong vũ trụ có cả Phật Gia và Đạo gia, nếu thiếu đi thì vũ trụ bị khuyết mất, nên đương nhiên phải có cả phù hiệu chữ Vạn của Phật gia.

Tử Nham - Chính Ngộ
-------------
Chú giải:

Chữ Vạn (Chữ Vạn) là tên phiên âm Hán-Việt bắt nguồn từ tiếng Phạn của Ấn Độ Swastika có nghĩa là sự may mắn, một triển vọng tương lai tốt đẹp, sự cát tường như ý.

Đồ hình Pháp Luân

Biểu tượng chữ Vạn (Swastika) là một biểu tượng có từ thời kỳ cổ đại của nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau. Nó được sử dụng khắp nơi trên thế giới từ cách đây hơn 3000 năm. Nó xuất hiện trong nền văn minh Lưỡng hà tại khu vực thung lũng nằm giữa hai con sông Euphrates và Tigris, một số vùng trong thung lũng Indus trong nền văn minh Ấn Độ, và cả trong văn hóa Hy Lạp cổ đại. Swastika cũng xuất hiện trên các bình gốm và những đồng xu cổ trên đống đổ nát của thành Troy, chứng tỏ nó đã được sử dụng ít nhất từ 1000 năm trước Công nguyên. Ngoài ra, tại Bảo tàng quốc gia Iran hiện có trưng bày một chuỗi hạt bằng vàng được tìm thấy ở vùng Kaluraz, Guilan, Iran có niên đại vào thiên niên kỷ thứ nhất trước Công nguyên mà trên đó có biểu tượng của chữ Vạn… Tại các đồ gốm được tìm thấy ở vùng Sintashta, Nga có niên đại vào thời kỳ đồ đồng sớm (Early Bronz Age) cũng thấy có khắc biểu tượng của chữ Vạn…

Đã có nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo cố gắng tìm hiểu “lộ trình di cư” của chữ Vạn, gắn nó với hiện tượng “phát tán văn hóa” (Cultural diffusion) nhưng cũng chưa đưa ra được nguồn gốc của biểu tượng chữ Vạn và một “lộ trình di cư” chính xác nhất của chữ Vạn (Swastika) qua các thời đại. Tuy vậy, có thể biết chắc chắn rằng trải qua hàng ngàn năm, Swastika đã có mặt ở hầu khắp các lục địa Á, Âu, Mỹ. Vì thế, Swastika có rất nhiều tên gọi khác nhau. Tiếng Trung Quốc gọi là “wan”, tiếng Hy Lạp – tet-raskelion, tiếng Pháp –croix gammé, tiếng Anh – fylfot, tiếng Đức – hakenkreuz, tiếng Ý – croce uncinata, tiếng Việt gọi là “Vạn” v.v… Nhưng tên gọi phổ biến nhất vẫn là Swastika, bắt nguồn từ chữ svastika (đọc là Suastika) trong tiếng Sanscrit (Phạn ngữ) – ngôn ngữ cổ Ấn Độ.

Trong tiếng Sanscrit: Sv, đọc là su, có nghĩa là tốt lành (good, well); asti có nghĩa tồn tại (to be); ka là một tiếp vĩ ngữ thể hiện một sự vật hay một sự việc nào đó. Vậy Swastika là một sự vật hay một sự việc tồn tại tốt lành, hoặc có trạng thái tốt lành (well-being). Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chữ Svastika xuất hiện lần đầu tiên dưới dạng ngôn ngữ Phạn cổ điển ở trong bộ sử thi Ramayana và Mahabharata. Theo các chứng cứ khảo cổ học biểu tượng chữ Vạn xuất hiện đầu tiên vào thời kỳ đồ đá mới ở Ấn Độ, nó tìm thấy trên các con dấu trong các di chỉ khảo cổ học của nền văn minh sông Ấn (Indus Valley Civilization) từ khoảng 3.000 – 1.500 năm trước Công nguyên.

Biểu tượng chữ Vạn được coi là biểu tượng linh thiêng của các tôn giáo Ấn Độ như: Ấn giáo (Hinduism), Phật giáo (Buddhism) và Kỳ na giáo. Biểu tượng này trở nên quan trọng đối với Phật giáo trong thời kỳ Hoàng đế Mau-ryan, và là biểu tượng quan trọng của Ấn Độ giáo trong giai đoạn Phật giáo suy giảm giai đoạn Gupta ở Ấn Độ.

Về mặt hình học, biểu tượng chữ Vạn là một hình chữ thập có những cánh tay vuông góc đối xứng. Chiều phải của biểu tượng chữ Vạn được xem như là chiều thuận kim đồng hồ… chiều trái của nó được xem như là chiều ngược lại kim đồng hồ… Chiều thuận và chiều ngược được sử dụng hầu như nhất quán như nhau không khác biệt. Chiều ngược kim đồng hồ xuất hiện ở cả Ấn Độ và Phật giáo. Các nghiên cứu cho thấy Phật giáo ở ngoài Ấn Độ, tại các nước khác thường sử dụng biểu tượng chữ Vạn theo chiều ngược kim đồng hồ, như tại các cửa ra vào của các hang động Phật giáo ở Trung Quốc đều có chạm khắc các biểu tượng chữ Vạn theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Trong Ấn Độ giáo, biểu tượng chữ Vạn hướng theo hai chiều biểu thị hai ý nghĩa đối lập của Thần sáng tạo Brahma: Chiều thuận chiều kim đồng hồ biểu thị sự tiến hóa, sự phát triển của vũ trụ (Pravritti); chiều ngược chiều kim đồng hồ biểu thị sự rắc rối, phức tạp, phiền não và sự khủng hoảng của vũ trụ (Nivritti). Biểu tượng chữ Vạn bao gồm cả bốn phương hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc, và là dấu hiệu của sự ổn định, cân bằng. Chữ Vạn cũng được sử dụng như là biểu tượng mặt trời của Thần lửa Surya. Trong nghệ thuật Ấn Độ giáo, Thần tài Ganesh thường được diễn tả là ngồi trên hoa sen và trên giường là biểu tượng của chữ Vạn. Kỳ Na giáo, chữ Vạn còn được sử dụng nhiều hơn trong Ấn Độ giáo, chữ Vạn được coi là một trong 24 tướng quý, là biểu tượng của vị thánh thứ bẩy là Tirthankara Suparsva.

Biểu tượng chữ Vạn trong Phật giáo được xem như biểu thị cho chữ Pháp (Dharma), thể hiện sự hài hòa, sự hòa hợp, và cân bằng âm dương của vũ trụ. Khi chữ Vạn quay theo chiều trái, ngược với chiều quay kim đồng hồ là sự thể hiện tình thương và lòng từ bi cứu khổ, lòng nhân từ, khoan dung trong Đạo Phật. Chiều thuận theo chiều quay của kim đồng hồ thể hiện cho sức mạnh, trí tuệ và trí thông minh, sự bền vững, trường tồn, bất diệt. Trong tiếng Hán, chữ Vạn (wan) biểu thị cái bao trùm tất cả (all) và sự vĩnh hằng (eternalilty).

Trong kinh Kim Cương Bát Nhã (Vijracchedika Prajna Paramita Sutra) Đức Phật là Thánh Vương chuyển luân có 32 tướng tốt, và biểu tượng chữ Vạn là một trong 32 tướng tốt của Phật. Trong kinh Trường A Hàm thì ghi cụ thể hơn, chữ Vạn là tướng tốt thứ 16 nằm trước ngực của Phật.
Chia sẻ cho bạn :
Hot!

Chuyên gia phong thủy

Xem thêm »

Phong thủy gia đình

Xem thêm »

Vận Mệnh

Xem thêm »

Học Phong Thủy

Xem thêm »
 
TOP